Ngày 25/7/2025, tiếp nối sự kiện tại Hà Nội đầu tuần này, Hội nghị Xuất khẩu Thương mại Điện tử Amazon 2025 tiếp tục diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, đánh dấu một cột mốc quan trọng thiết lập quan hệ hợp tác ba năm vừa được công bố giữa Cục Xúc tiến Thương mại (Vietrade) – Bộ Công Thương và Amazon Global Selling Việt Nam.
Điểm nhấn của hội nghị là Bàn tròn thảo luận cấp cao quy tụ đại diện lãnh đạo Amazon Global Selling Việt Nam, các hiệp hội ngành nghề như Hiệp Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ TP.HCM (HAWA), Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), cùng các doanh nghiệp xuất khẩu thành công qua Amazon.
Bàn tròn thảo luận đưa ra những đánh giá về cơ hội và đề xuất để doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm và thương hiệu Việt Nam vươn ra thương mại toàn cầu.
Việt Nam sở hữu lợi thế đặc biệt để thành công trong kỷ nguyên mới, kết hợp giữa tay nghề kỹ thuật chất lượng cao với lực lượng lao động trẻ năng động, am hiểu công nghệ và giàu tinh thần khởi nghiệp. Sự đánh giá cao ngày càng tăng của thị trường toàn cầu đối với các sản phẩm Made-in- Việt Nam, từ hàng thủ công mỹ nghệ đến các nông đặc sản, qua đó tạo cơ hội mới để doanh nghiệp kể câu chuyện văn hóa thông qua sản phẩm.
Các lãnh đạo ngành đồng tình rằng con đường phát triển đòi hỏi sự chuyển đổi chiến lược: tập trung vào sản phẩm giá trị cao, đầu tư vào thiết kế và đổi mới sáng tạo, đồng thời tận dụng những lợi thế độc đáo này để xây dựng thương hiệu cao cấp toàn cầu.
Hội nghị đã đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phát triển “Viet-Selection” bao gồm những ngành hàng thế mạnh độc đáo của Việt Nam. Các hoạt động này bao gồm các phiên thảo luận chuyên biệt theo ngành hàng, ra mắt cẩm nang hướng dẫn lựa chọn sản phẩm, và các chương trình đào tạo chuyên sâu.
Trong số các danh mục Viet-Selection tiềm năng mà Amazon sẽ thúc đẩy tiêu biểu có thể kể đến như ngành Đồ gỗ & Nội thất Việt Nam, phát huy thế mạnh về chế tác gỗ; ngành Thực phẩm Việt Nam, quảng bá những hương vị đặc trưng và lợi thế nông nghiệp phong phú; và ngành May mặc Việt Nam, xây dựng trên kinh nghiệm sản xuất may mặc lâu đời sẵn có.
DH Foods là một ví dụ điển hình về sự thành công trong ngành hàng thực phẩm Việt. Ông Nguyễn Trung Dũng, Tổng Giám đốc kiêm Nhà sáng lập DH Foods chia sẻ: “Nhu cầu toàn cầu về hương vị là rất lớn. Chúng tôi đã kết hợp câu chuyện văn hóa độc đáo của gia vị Việt Nam với các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, tập trung vào chế biến sâu để gia tăng giá trị sản phẩm.
DH Foods chú trọng phát triển thêm các dòng sản phẩm mới phù hợp với người dùng quốc tế nhưng vẫn giữ được tính độc đáo của thương hiệu Việt. Thành công trên thị trường toàn cầu đòi hỏi sự am hiểu thị trường sâu sắc và khả năng kể câu chuyện thương hiệu ấn tượng - đó chính là cách tạo ra giá trị bền vững.”
Ông Nguyễn Trung khẳng định thành công trên thị trường toàn cầu đòi hỏi sự am hiểu thị trường sâu sắc và khả năng kể câu chuyện thương hiệu ấn tượng.
Phiên thảo luận bàn tròn ngày hôm nay đã vạch ra những chiến lược cụ thể nhằm thúc đẩy các ngành hàng Việt Nam tiềm năng trên toàn cầu, được củng cố bởi chương trình hợp tác ba năm giữa Amazon Global Selling và Vietrade. Ông Larry Hu, Giám đốc Amazon Global Selling khu vực Đông Nam Á nhấn mạnh: “Đây không chỉ đơn thuần là một phương thức bán hàng mới – mà còn là con đường để tạo dựng giá trị bền vững, nâng cao lợi nhuận và xây dựng doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh toàn cầu.
Amazon Global Selling cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình chuyển mình từ vai trò nhà sản xuất trở thành chủ sở hữu thương hiệu tầm cỡ quốc tế, mở ra những cơ hội mới cho những doanh nghiệp đã sẵn sàng đưa sản phẩm vươn ra thị trường thế giới.”

Điểm nhấn của hội nghị là Bàn tròn thảo luận cấp cao quy tụ đại diện lãnh đạo Amazon Global Selling Việt Nam, các hiệp hội ngành nghề như Hiệp Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ TP.HCM (HAWA), Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), cùng các doanh nghiệp xuất khẩu thành công qua Amazon.
Chuyển đổi từ nhà sản xuất sang xây dựng thương hiệu toàn cầu
Các chủ đề trình bày tại hội nghị tập trung vào cơ hội chuyển đổi cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển vượt xa thế mạnh sản xuất truyền thống. Mặc dù ngành sản xuất Việt Nam đang cho thấy nhiều tín hiệu tích cực, điển hình như kim ngạch xuất khẩu gỗ tăng 11,5% đầu năm 2025, các lãnh đạo trong ngành nhận định doanh nghiệp vẫn đối mặt nhiều thách thức, từ chi phí vận chuyển quốc tế tăng cao đến cạnh tranh toàn cầu và các tiêu chuẩn về môi trường, chất lượng ngày càng khắt khe.
Bàn tròn thảo luận đưa ra những đánh giá về cơ hội và đề xuất để doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm và thương hiệu Việt Nam vươn ra thương mại toàn cầu.
Việt Nam sở hữu lợi thế đặc biệt để thành công trong kỷ nguyên mới, kết hợp giữa tay nghề kỹ thuật chất lượng cao với lực lượng lao động trẻ năng động, am hiểu công nghệ và giàu tinh thần khởi nghiệp. Sự đánh giá cao ngày càng tăng của thị trường toàn cầu đối với các sản phẩm Made-in- Việt Nam, từ hàng thủ công mỹ nghệ đến các nông đặc sản, qua đó tạo cơ hội mới để doanh nghiệp kể câu chuyện văn hóa thông qua sản phẩm.
Các lãnh đạo ngành đồng tình rằng con đường phát triển đòi hỏi sự chuyển đổi chiến lược: tập trung vào sản phẩm giá trị cao, đầu tư vào thiết kế và đổi mới sáng tạo, đồng thời tận dụng những lợi thế độc đáo này để xây dựng thương hiệu cao cấp toàn cầu.
Thúc đẩy danh mục ngành hàng tiềm năng Việt Nam
Đại diện Amazon Global Selling Việt Nam đưa ra gợi ý dựa trên ba trụ cột cốt lõi: lấy khách hàng làm trung tâm, đổi mới sản phẩm và phát triển thương hiệu. “Tam giác định hướng” này hướng dẫn doanh nghiệp trong việc nắm bắt xu hướng khách hàng quốc tế, phát triển các tính năng sản phẩm một cách sáng tạo như tính bền vững và đa chức năng, đồng thời xây dựng bản sắc thương hiệu mạnh mẽ. Amazon hỗ trợ từng khía cạnh này bằng các công cụ chuyên biệt như Product Opportunity Explorer để nghiên cứu cơ hội sản phẩm, Fulfillment by Amazon (FBA) cho logistics, và A+ Content cùng Brand Registry để xây dựng thương hiệu.Hội nghị đã đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phát triển “Viet-Selection” bao gồm những ngành hàng thế mạnh độc đáo của Việt Nam. Các hoạt động này bao gồm các phiên thảo luận chuyên biệt theo ngành hàng, ra mắt cẩm nang hướng dẫn lựa chọn sản phẩm, và các chương trình đào tạo chuyên sâu.
Trong số các danh mục Viet-Selection tiềm năng mà Amazon sẽ thúc đẩy tiêu biểu có thể kể đến như ngành Đồ gỗ & Nội thất Việt Nam, phát huy thế mạnh về chế tác gỗ; ngành Thực phẩm Việt Nam, quảng bá những hương vị đặc trưng và lợi thế nông nghiệp phong phú; và ngành May mặc Việt Nam, xây dựng trên kinh nghiệm sản xuất may mặc lâu đời sẵn có.
DH Foods là một ví dụ điển hình về sự thành công trong ngành hàng thực phẩm Việt. Ông Nguyễn Trung Dũng, Tổng Giám đốc kiêm Nhà sáng lập DH Foods chia sẻ: “Nhu cầu toàn cầu về hương vị là rất lớn. Chúng tôi đã kết hợp câu chuyện văn hóa độc đáo của gia vị Việt Nam với các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, tập trung vào chế biến sâu để gia tăng giá trị sản phẩm.
DH Foods chú trọng phát triển thêm các dòng sản phẩm mới phù hợp với người dùng quốc tế nhưng vẫn giữ được tính độc đáo của thương hiệu Việt. Thành công trên thị trường toàn cầu đòi hỏi sự am hiểu thị trường sâu sắc và khả năng kể câu chuyện thương hiệu ấn tượng - đó chính là cách tạo ra giá trị bền vững.”

Ông Nguyễn Trung khẳng định thành công trên thị trường toàn cầu đòi hỏi sự am hiểu thị trường sâu sắc và khả năng kể câu chuyện thương hiệu ấn tượng.
Phiên thảo luận bàn tròn ngày hôm nay đã vạch ra những chiến lược cụ thể nhằm thúc đẩy các ngành hàng Việt Nam tiềm năng trên toàn cầu, được củng cố bởi chương trình hợp tác ba năm giữa Amazon Global Selling và Vietrade. Ông Larry Hu, Giám đốc Amazon Global Selling khu vực Đông Nam Á nhấn mạnh: “Đây không chỉ đơn thuần là một phương thức bán hàng mới – mà còn là con đường để tạo dựng giá trị bền vững, nâng cao lợi nhuận và xây dựng doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh toàn cầu.
Amazon Global Selling cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình chuyển mình từ vai trò nhà sản xuất trở thành chủ sở hữu thương hiệu tầm cỡ quốc tế, mở ra những cơ hội mới cho những doanh nghiệp đã sẵn sàng đưa sản phẩm vươn ra thị trường thế giới.”